Giờ mở cửa

Thứ 2 - Thứ 7 | 8h - 19h

Cấp cứu trong nha khoa

Những tổn thương trong miệng bao gồm răng bị rơi ra khỏi xương ổ răng, răng bị lệch khỏi vị trí và lung lay hoặc răng bị nứt gãy, môi, nướu, má bị trầy xước. Những tổn thương trong miệng thường rất đau và nên được điều trị bởi nha sĩ càng sớm càng tốt. Việc đến nha sĩ trong vòng 30 phút khi có tổn thương có thể tạo nên sự khác biệt giữa giữ lại hoặc mất một chiếc răng.

Trong y khoa, thông thường chúng ta sẽ gặp 4 trường hợp cấp cứu trong nha khoa phổ biến gồm: răng bị rơi khỏi hàm, răng bị đẩy lệch khỏi vị trí, nứt gãy răng và tổn thương mô mềm.

Bệnh nhân nên làm gì khi một răng bị rơi ra khỏi hàm?

- Đặt lịch hẹn tại nha khoa uy tín

- Cầm răng ở phần thân, không nên đụng đến chân răng (phần nằm dưới nướu) vì có thể làm hỏng những tế bào cần thiết cho việc nối lại xương.

- Rửa sạch răng nhẹ nhàng trong nước để loại bỏ chất dơ. Không chải răng.

- Đặt răng sạch vào trong miệng giữa má và lợi để giữ răng ẩm. Việc không để răng bị khô rất quan trọng. Nếu không thể để răng trong miệng của người bị tổn thương, giữ răng trong một miếng vải sạch hoặc gạc và nhúng trong sữa.

Các trường hợp cấp cứu trong nha khoa phổ biến

Làm gì khi răng bị đẩy lệch khỏi vị trí?

- Thử đặt lại răng vào đúng vị trí bằng cách dùng ngón tay đẩy răng nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực mạnh trên răng.

- Cắn lại để giữ răng trên đường đến nha sĩ để cấp cứu trong nha khoa. Nha sĩ có thể nẹp răng vào hai răng lân cận răng lung lay.

Cắn lại để giữ răng trên đường đến nha sĩ để cấp cứu trong nha khoa

Khi răng bị nứt gãy

- Súc miệng với nước ấm

- Dùng Ibuprofen, không dùng Aspirin để giảm đau.

- Lập tức đến nha sĩ để có kế hoạch điều trị dựa trên tình trạng răng bị gãy. Chỉ có nha sĩ mới có thể xác định răng bị gãy đến mức độ nào.

- Răng bị nứt gãy nhỏ: nha sĩ có thể mài chỉnh, làm nhẵn lại răng hoặc tái tạo lại bằng miếng trám Composite. Trong những trường hợp này răng cần được theo dõi trong vài ngày.

- Răng bị nứt gãy trung bình: răng bị hư hỏng men, ngà và có hoặc không có tổn thương tủy. Nếu tủy bị tổn thương tạm thời, răng có thể được tái tạo lại bằng một mão vĩnh viễn. Nếu tủy bị tổn thương không hồi phục sẽ phải điều trị tủy trước khi trám hoặc bọc mão.

- Răng bị nứt gãy nhiều: thường không giữ lại được.

Cấp cứu trong Nha Khoa cho răng bị nứt gãy

Khi mô mềm bị tổn thương

Tổn thương trong miệng bao gồm: cắn trúng, đâm thủng hoặc vết rách ở má, môi, lưỡi… Vết thương nên được làm sạch ngay với nước ấm hoặc đến ngay phòng cấp cứu ở bệnh viện cho những chăm sóc cần thiết. Có thể làm giảm chảy máu lưỡi bằng cách kéo lưỡi ra và dùng miếng gạc ấn mạnh trên vết thương để cấp cứu trong nha khoa.

Cấp cứu trong Nha Khoa cho mô mềm bị tổn thương

Nha khoa Hà Thu với hơn 20 năm hoạt động, chắc chắn sẽ là nơi chăm sóc răng miệng tốt nhất dành cho bạn. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, nơi đây còn có hệ thống máy móc, trang thiết bị nha khoa vô cùng hiện đại và chất lượng. Để biết thêm về các phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh răng miệng, quý bệnh nhân hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0938 793 398 để được tư vấn cụ thể.