Phân biệt nhiệt miệng và ung thư khoang miệng
Cần đi kiểm tra ngay nếu vết loét miệng không lành sau 2 tuần, ổ nhổ răng không lành, răng lung lay không rõ nguyên nhân, khó nhai, khó nuốt...
1. Ung thư khoang miệng là bệnh gì?
Ung thư khoang miệng là bệnh rất dễ chẩn đoán và phát hiện sớm nhưng do chủ quan, thậm chí nhầm lẫn với chứng loét miệng nên bệnh nhân thường được điều trị khi đã quá muộn.
Anh T.V.N (50 tuổi) nhập viện trong tình trạng lưỡi bị xâm nhiễm cứng đờ, không nói được.
Ban đầu, anh chỉ bị nhiệt, loét miệng, nghĩ bị nóng nên anh uống thuốc nam, thuốc bắc, ăn đồ mát nhưng vẫn không giảm. Đến bệnh viện mới phát hiện anh bị ung thư lưỡi, phải cắt bỏ hoàn toàn lưỡi và tiến hành liệu trình xạ trị.
Tầm soát ung thư khoang miệng.
Theo các bác sĩ, ung thư khoang miệng giai đoạn đầu ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát mức độ nhỏ, bệnh nhân thường lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan, không đi khám.
Chỉ đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn.
Ung thư khoang miệng gồm: môi (trên, dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, lưỡi, niêm mạch má và sàn miệng. Nếu điều trị ở giai đoạn 1 và 2, tỉ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 85%.
Tuy nhiên, khi khối u đã xâm lấn rộng, có di căn hạch, tỉ lệ này giảm xuống dưới 50%.
Giới chuyên môn cũng cảnh báo kể cả khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị bệnh cũng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện ung thư thứ phát nên rất cần được theo dõi định kỳ sau quá trình điều trị.
2. Nguyên nhân gây ung thư miệng
Ung thư miệng là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới, xếp thứ 4 trong các ung thư ở nam và thứ 8 trong các ung thư nữ.
Khói thuốc và rượu là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư khoang miệng. Những người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc dễ bị ung thư mặt trong má.
Tiếp xúc nhiều và lâu dài tia UV trong ánh nắng, đặc biệt ở những người da sáng màu dễ bị tổn thương ADN trong tế bào da gây ung thư. Vệ sinh răng miệng kém, hàm giả làm không đúng dễ dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.
Biểu hiện ung thư khoang miệng.
3. Cách phát hiện ung thư miệng
Theo BS Quỳnh Hương, bệnh nhân nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa khám nếu xuất hiện các dấu hiệu:
- Vết loét không lành sau 2 tuần
- Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng
- Mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành
- Răng lung lay không rõ nguyên nhân
- Trở ngại chức năng: khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt
Bệnh nhân cũng có thể tự phát hiện ra các dấu hiệu ung thư khoang miệng khi thấy khối sưng to, cứng chắc bất thường ở môi, miệng, họng mà phát hiện qua soi gương hoặc sờ tay.
Vết loét xuất hiện trong miệng cố định ở một vị trí, không liền vết thương hoặc có xu hướng lan rộng, kể cả khi sử dụng các loại thuốc thông thường trong 2-3 tuần.
Cảm giác đau khó tả, buốt chói, đau âm ỉ, đau không rõ ràng; nuốt sặc, nuốt nghẹn, nuốt vướng hay khó khăn khi nuốt, khàn tiếng bất thường, thay đổi giọng khác lạ, sụt cân, mệt mỏi…
Theo lời khuyên của các chuyên gia răng miệng hàng đầu cũng như các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Nha khoa Hà Thu Phú Nhuận, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để khám nha khoa tổng quát và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng một lần để làm sạch miệng, đồng thời sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý về răng miệng.
Nha khoa Hà Thu với hơn 20 năm hoạt động, chắc chắn sẽ là nơi điều trị các bệnh răng miệng triệt để dành cho bạn. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, nơi đây còn có hệ thống máy móc, trang thiết bị nha khoa vô cùng hiện đại và chất lượng. Để biết thêm về các phương pháp điều trị bệnh răng miệng, quý bệnh nhân hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0938 793 398 để được tư vấn cụ thể.