Viêm nướu khi mang thai cần chú ý gì ?
Mang thai tưởng chừng như không liên quan nhiều đến sức khỏe răng miệng, nhưng thật ra quá trình sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc những bệnh liên quan răng miệng, nhất là vùng nướu.
Tình trạng thai nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng?
Những phụ nữ mang thai và uống thuốc ngừa thai có nồng độ hormones (các chất nội tiết sinh dục) estrogen và progesteron trong máu cao. Điều này làm cho mô nướu phản ứng ( một cách đặc biệt) với các vi khuẩn được tìm thấy trong mảng bám trên răng, trong vài trường hợp có thể gây ra tình trạng viêm nướu do mang thai.
Triệu chứng: nướu bị sưng đỏ và chảy máu khi đánh răng. Vi khuẩn trong mảng bám là nguyên nhân gây viêm nướu khi mang thai. Chải răng 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa xỉa răng trước khi đi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám.
U nhú lợi do mang thai?
Hay còn gọi là u hạt sinh mủ là những sang thương hiếm có, thường ít đau. Chúng thường phát triển ở nướu do sự phản ứng của cơ thể đối với mảng bám trên răng. Các u nhú này nên được điều trị mặc dù chúng không phải là ung thư. Các u nhú do thai nghén thường sẽ biến mất sau khi sinh.
Viêm nướu khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé không?
Các nghiên cứu mới đây cho thấy có sự liên hệ giữa viêm nướu ở bà mẹ với tình trạng sinh sớm và sự nhẹ cân khi sinh của thai nhi. Sự bùng lên của các vi khuẩn gây viêm nướu, chúng có thể đi vào dòng máu xuyên qua mô nướu. Nếu điều này xảy ra vi khuẩn cũng có thể theo máu đến tử cung-chúng sẽ kích thích sự sản xuất ra các chất hóa học gọi là: Prostaglandins- bị nghi ngờ là gây ra sự sinh non.
Trong khi thai nghén có nên điều trị nha chu không?
Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng đối với sự mang thai. Hãy duy trì việc làm sạch răng và kiểm tra răng định kỳ để tránh những nhiễm trùng từ miệng có thể gây ảnh hưởng đến bào thai như là viêm nướu và bệnh nha chu. Các nha sĩ đề nghị là các điều trị nha khoa chủ yếu nhưng không khẩn cấp sẽ được hoãn lại đến sau khi sinh.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn chủ yếu để các bộ phận của bé được hình thành, vì vậy tốt nhất nên thực hiện các biện pháp điều trị trong 3 tháng giữa của thai kỳ để giảm thiểu bất cứ ảnh hưởng nào cho sự phát triển của đứa trẻ. Các điều trị nha khoa mất nhiều thời gian cũng không được đề nghị trong 3 tháng cuối của thai kỳ bởi vì các bà mẹ mang thai sẽ không thoải khi ngồi trên ghế nha, tư thế nằm ngửa trên ghế có thể làm chậm sự tuần hoàn máu mang về tim từ phần dưới của cơ thể thai phụ do áp lực của bào thai đè lên các tĩnh mạch.
Những thuốc nào an toàn cho bà mẹ mang thai?
Phải hết sức thận trọng với tất cả các thuốc trong thời kỳ mang thai. Các loại thuốc tê nha khoa: Lidocaine, Novocaine có thể đi vào thai nhi, nhưng đều được dùng cho điều trị nha khoa vì được xem là an toàn. Vài loại kháng sinh có thể dùng được trong thời kỳ mang thai: Peniciline, Amoxiciline, Clindamycine. Không dùng thuốc Testraxyline vì chúng có thể gây nhiễm sắc ( đổi màu răng) cho răng sữa và răng vĩnh viễn của bé. Các sản phẩm có chứa Acetamynophen như Tylenol cũng được sử dụng, nhưng bạn nên cảnh giác với các loại giảm đau khác được bán sẵn mà không có toa của Bác sĩ như Aspirin, Ibuprofen, bạn nên tránh dùng thuốc phiện để giảm đau trong nha khoa đến khi sinh.
Các bà mẹ mang thai nên trao đổi với ai?
Nếu bạn có thắc mắc về điều trị, đặc biệt là viêm nướu khi mang thai, hoặc ăn uống hãy hỏi nha sĩ hoặc bác sĩ trước khi được điều trị. Hầu hết các điều trị nha khoa là an toàn trong thời kỳ mang thai. Hãy nhớ rằng, răng miệng bạn càng mạnh khỏe trong thời kỳ mang thai thì em bé của bạn cũng mạnh khỏe và hạnh phúc.
Nha khoa Hà Thu với hơn 20 năm hoạt động, chắc chắn sẽ là nơi chăm sóc răng miệng tốt nhất dành cho bạn. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, nơi đây còn có hệ thống máy móc, trang thiết bị nha khoa vô cùng hiện đại và chất lượng. Để biết thêm về các phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh răng miệng, quý bệnh nhân hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0938 793 398 để được tư vấn cụ thể.